Tiết dạy theo mô hình trường học mới tại trường TH Nhật Tân
(quận Tây Hồ)
Tham dự hội nghị chuyên
đề, các đại biểu đã trực tiếp dự một tiết dạy theo mô hình trường học mới của
cô giáo Nguyễn Thị Thu Hường, lớp 2A5, trường TH Nhật Tân. Sau đó, các cán bộ
quản lý giáo dục và giáo viên đã cùng thảo luận, nêu lên những khó khăn gặp phải
trong thực tiễn và đề ra các giải pháp thực hiện mô hình trường học mới. Một loạt
những vấn đề liên quan đến sĩ số học sinh, cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên,
quản lý học sinh, tài liệu… đã được giải đáp trong hội nghị.
Phó Trưởng phòng
GD&ĐT quận Tây Hồ Nguyễn Hoài Long chia sẻ: Từ năm 2013 – 2014, quận Tây Hồ
đã tiến hành thí điểm triển khai mô hình trường học mới tại 2 trường TH khó
khăn nhất quận là TH An Dương và TH Tứ Liên với kỳ vọng sẽ tạo được sự đột phá
trong cách tiếp cận những vấn đề mới của giáo dục. Quá trình triển khai tại 2
trường này gặp nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên, sự phản đối của CMHS, hạn
chế về cơ sở vật chất... Đứng trước hàng loạt khó khăn trên, ngành GD&ĐT quận
Tây Hồ đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, chính quyền địa phương và các cơ sở
giáo dục để giải quyết từng vướng mắc. Nhờ đó, mô hình này đã được triển khai hiệu
quả và nhận được sự ủng hộ của CMHS. Đến nay, Tây Hồ đã có 6 lớp học theo mô
hình VNEN tại 6 trường công lập của quận.
Năm học 2012 - 2013, Bộ
GD&ĐT đã thí điểm mô hình trường học mới tại 1.447 trường học trên cả nước.
Hà Nội đã thí điểm mô hình này tại trường Tiểu học Tả Thanh Oai (huyện Thanh
Trì). Năm học 2014 – 2015 là năm thứ 3 ngành GD&ĐT Hà Nội triển khai thí điểm
mô hình này với tổng số 58 trường tại 17 đơn vị
quận, huyện. Cụm 1, Câu lạc
bộ các phòng GD&ĐT Hà Nội gồm 6
quận, đến nay đã có 3 quận triển khai thí điểm mô hình VNEN là Hai Bà Trưng, Hoàn
Kiếm, Tây Hồ.
PGĐ Sở GD&ĐT Phạm
Xuân Tiến đã đề nghị các quận, huyện chưa thí điểm mô hình VNEN tham quan, học
hỏi kinh nghiệm triển khai mô hình này tại các đơn vị đã triển khai thành công.
Một số trường dù có sĩ số khá đông, khoảng 48 đến 50 học sinh/lớp nhưng vẫn triển
khai thành công mô hình trường học mới. Theo PGĐ Sở, mỗi quận, huyện nên thí điểm
ít nhất tại 2 trường, và mỗi khối thí điểm ít nhất tại 2 lớp để các thầy cô
giáo dễ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học Phạm Ngọc Định phát biểu tại hội
nghị
Phát
biểu tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Định đồng
thời là Trưởng ban Quản lý Dự án VNEN đã đánh giá cao sự tích cực của Hà Nội
trong việc triển khai mô hình trường học mới. Vụ trưởng Vụ GDTH khẳng định: Chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 29
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và mô hình VNEN đã làm tường minh nội
dung đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Khi thực hiện dạy học
theo mô hình VNEN, học sinh được làm việc theo nhóm, giáo viên phải quan sát,
đánh giá và "cứu trợ" các nhóm một cách kịp thời. Lớp học có sĩ số
đông vẫn có thể thực hiện được mô hình này. Cùng một lớp học có sĩ số đông, so
sánh với cách dạy truyền thống, cách dạy mô hình VNEN mang lại hiệu quả hơn nhiều.