UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 6083 /SGD&ĐT-GDTrH-GDTH-GDMN
V/v: Hướng dẫn qui trình thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ và dạy
bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ
thông tại Hà Nội
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2015
|
Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện,
thị xã;
- Hiệu trưởng các trường THPT và các trường trực
thuộc Sở;
- Các đơn vị tham gia dạy làm quen, bổ trợ ngoại ngữ.
- Căn cứ Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng
nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác;
- Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày
30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;
- Căn cứ Quyết định số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc triển khai các hoạt động dạy và học ngoại ngữ trong thời kỳ hội
nhập;
- Căn cứ công văn số
5643/BGDĐT-GDTH ngày 24/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn dạy
tiếng Anh 3 và tiếng Anh 4 năm học 2011-2012;
- Căn cứ Công văn số 1303/BGDĐT-GDMN ngày 18/3/2014 của Bộ GD&ĐT
về việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các
cơ sở GDMN;
- Căn cứ Kế hoạch 90/KH-UBND ngày 21/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội về việc nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh
phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đề án ‘Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020’;
- Căn cứ Quyết định số 11686/QĐ-SGD&ĐT
ngày 17/12/2014 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội qui định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội;
Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn Qui trình thẩm
định chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ
trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
I. Hồ sơ đề nghị thẩm định chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy
bổ trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông
1. Hồ sơ thẩm định chương trình
làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu
học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ lần đầu bao gồm:
1.1. Tờ trình đề nghị thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ
mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ của các đơn vị;
1.2. Hồ sơ pháp lý, tư cách pháp nhân của đơn vị về đào tạo ngoại ngữ: Giấy
chứng nhận thành lập, cấp phép hoạt động (còn thời hạn), các văn bản liên quan.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập có quyết định thành lập trường và quyết định cho phép hoạt động;
1.3. Đề án:
- Căn cứ pháp lý; cơ sở khoa học; cơ sở thực tiễn; mục tiêu
của đề án; các điều kiện thực hiện đề án gồm (đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ việc tổ chức làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2
và dạy bổ trợ ngoại ngữ tại trường, đội ngũ giáo viên nêu rõ họ tên, quốc tịch, chức danh, trình độ, nhiệm vụ được
giao, cơ cấu giáo viên/ lớp/ trường)
- Dự kiến qui mô tổ chức tương ứng với điều kiện thực hiện.
Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ.
- Tài chính: Các chi phí, học phí..
1.4. Chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học
lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông nêu rõ:
- Mục tiêu chung, mục
tiêu cụ thể cho từng độ tuổi. Nội dung chương trình tính theo năm học theo từng
khối lớp, thời gian, thời lượng thực hiện; (có bản dịch với chương trình nước ngoài)
- Tổ chức môi trường
học tập, phương pháp và hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá học sinh, thời lượng
tổ chức, thời khóa biểu phù hợp với từng đối tượng cấp học. Giáo án mẫu tổ chức
hoạt động tương ứng với cơ cấu tiết học/tuần phù hợp với hình thức tổ chức;
- Tài liệu giáo trình làm quen ngoại ngữ cho
trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ đối với các trường phổ thông phải đúng
qui định
1.5. Cam kết thực
hiện chương trình, kết quả
đầu ra học sinh phù hợp theo cấp học.
1.6. Hồ sơ nhân sự
đính kèm bao gồm:
-
Đối với giáo viên
Việt Nam: Sơ yếu lý lịch trích ngang, lý lịch tư pháp, hợp đồng lao động, bằng
cấp, chuyên ngành, chứng chỉ năng lực sư phạm ngoại ngữ bậc 4 trở lên (với cấp MN,TH,
THCS) và bậc 5 trở lên (với cấp THPT) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng
cho Việt Nam và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với cấp học (có công chứng hợp pháp);
-
Giáo viên nước
ngoài: Sơ yếu lý lịch trích ngang, lý lịch tư pháp, hợp đồng lao động, bằng cấp
chứng chỉ chuyên môn (có công chứng hợp pháp), giấy phép lao động tại Hà Nội do
Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội cấp, viza còn thời hạn (đã được thẩm định
qua phòng Giáo dục có Yếu tố nước ngoài của Sở GD&ĐT Hà Nội).
1.7. Dự thảo hợp đồng
liên kết tổ chức làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ với trường phổ thông.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu
giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông (sau 02
năm học) bao gồm:
2.1. Tờ trình xin gia hạn tiếp tục triển khai chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học
lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường phổ thông có ý kiến đề nghị của trường
THPT, các trường trực thuộc Sở, phòng GD&ĐT;
2.2. Báo cáo kết quả thực hiện trong 2 năm học và kế hoạch triển khai trong
năm tiếp theo;
2.3. Phụ lục: Hồ sơ
pháp lý của đơn vị (Giấy chứng nhận thành lập, cấp
phép hoạt động còn thời hạn); văn bản phê duyệt
chương trình của Sở GD&ĐT năm gần nhất; chương trình bổ sung (nếu có sự điều
chỉnh) và hồ sơ giáo viên mới .
II. Trình
tự, thủ tục thẩm định chương trình
1. Đối với đơn vị thẩm định chương trình lần đầu:
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Đơn vị xin tổ
chức làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong
trường phổ thông nộp 02 (hai) bộ hồ sơ gốc đầy đủ theo quy định và 06 (sáu) bộ chương
trình gửi về bộ phận một cửa của Sở Giáo dục và Đào tạo số 23ª phố Quang Trung,
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thời gian tiếp
nhận hồ sơ hàng năm từ ngày 1/6 đến ngày 1/8
Bước 2. Thẩm
định chương trình
- Trong thời
hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thẩm định chương trình;
- Hội đồng
thẩm định qua hai bước: Thẩm định chương
trình và đánh giá qua trình bày 01 tiết dạy hoặc 01 hoạt động minh họa.
Bước 3. Thông báo kết quả
- Hội đồng thẩm định chương trình
sau khi làm việc sẽ có thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định chương
trình cho đơn vị thông qua bộ phận một cửa;
- Chương trình sẽ được phép triển
khai khi có văn bản phê duyệt của Sở GD&ĐT Hà Nội. Thời hạn áp dụng chương
trình (thí điểm) trong 02 năm học.
2. Đối với
đơn vị xin gia hạn chương trình
Bước 1: Nộp
hồ sơ
- Đơn vị xin gia hạn chương trình làm
quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2, dạy bổ trợ ngoại ngữ gửi
01 bộ hồ sơ xin gia hạn (bản gốc) và 01 bộ hồ sơ (bản sao) về bộ phận một cửa
số 23ª phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bước 2: Báo cáo tổng kết chương trình thực hiện
- Sở GD&ĐT tổ chức cho các đơn
vị dạy làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ
ngoại ngữ báo cáo kết quả chương trình đã thực hiện trong 2 năm học. Thành phần
tham dự (theo cấp học) bao gồm: Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục,
đại diện Phòng GD&ĐT.
Bước 3:
Thông báo kết quả
- Thông báo kết quả gia hạn bằng văn
bản cho đơn vị xin gia hạn.
- Chương trình được gia hạn sẽ được
tiếp tục triển khai trong 02 năm học tiếp theo.
III. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
1.1. Phòng chuyên môn phối hợp với các phòng,
ban của Sở GD&ĐT quản lí, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình làm
quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại
ngữ trong trường phổ thông và các cơ sở ngoài công lập; hàng năm tổ chức sơ kết, rút
kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với báo
cáo tổng kết năm học.
1.2. Kiểm tra các điều kiện tổ chức và triển
khai thực hiện chương trình sau khi các đơn vị đã được phép thực hiện chương
trình tại các trường mầm non và phổ thông.
1.3. Thẩm định chương trình mới và gia hạn
chương trình đã thực hiện.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện, thị xã
2.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa
bàn. Báo cáo định kỳ đầu năm, cuối năm về Sở GD&ĐT;
2.2. Kiểm tra hồ sơ, chương trình, văn bản phê
duyệt của Sở GD&ĐT với các đơn vị xin thẩm định chương trình lần đầu và giấy
phép gia hạn các lần tiếp theo;
2.3. Cho phép các
đơn vị triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học
lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ với trường tiểu học, THCS trên địa bàn quản lý
khi đủ các điều kiện theo qui định;
2.4. Kiểm tra hoạt động làm quen với ngoại ngữ
cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong trường tiểu học
và THCS; chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị làm quen với
ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ
với các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
3. Các trường triển khai chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu
giáo, tiểu học lớp 1,2 và chương trình bổ trợ ngoại ngữ
3.1. Nghiên cứu Đề án, kiểm tra hồ sơ, chương trình, văn bản
phê duyệt (xin phê duyệt lần đầu) hoặc chứng nhận gia hạn chương trình trong những năm tiếp theo, phối hợp tổ chức dạy mẫu. Chỉ
đựợc triển khai chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp
1,2 và bổ trợ ngoại ngữ khi đã đảm bảo dạy đủ chương trình theo yêu cầu của Bộ
GD&ĐT.
3.2. Thống nhất trong
Ban Giám hiệu, hội đồng trường; giới thiệu và xin ý kiến cha mẹ học sinh; cha mẹ
học sinh đăng ký tự nguyện (không ép buộc dưới mọi hình thức); chỉ được ký thỏa
thuận hợp tác khi đảm bảo các qui định và được sự cho phép của các cấp quản lý.
3.3. Chịu trách nhiệm
quản lý, tổ chức thực hiện chương trình có chất lượng. Báo cáo kết quả thực hiện
về Phòng giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT vào cuối năm học.
3.4. Đối với cấp tiểu
học, đề nghị các nhà trường có lộ trình triển khai thực hiện chương trình ngoại
ngữ 10 năm để đạt mục tiêu 100% các trường tiểu học học tiếng Anh 4 tiết/ tuần
từ lớp 3 vào năm học 2017-2018 theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.
3.5. Lưu hồ sơ của đơn vị liên kết làm quen ngoại
ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ tại trường: Đề
án, chương trình; giáo trình, thời khóa biểu, hồ sơ chuyên môn của giáo viên; hồ
sơ giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài (nếu có) được phân công dạy tại trường;
hợp đồng liên kết, cam kết về điều kiện và chất lượng giảng dạy.
4. Các đơn vị liên kết làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu
giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại
ngữ
4.1. Thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của các cấp.
4.2. Sau khi được các trường THPT, các trường trực thuộc Sở, Phòng
GD&ĐT các quận/huyện/thị xã triển khai việc hợp tác giảng dạy, các đơn vị
báo cáo danh sách các trường triển khai thực hiện làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu
giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ và đội ngũ giáo viên đủ điều kiện
dạy tại trường về Sở GD&ĐT qua các phòng chuyên môn để lưu hồ sơ phục vụ
cho công tác quản lý (hạn nộp tuần 4
tháng 10 hàng năm).
Trên đây là qui trình thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ cho trẻ mẫu giáo, tiểu học lớp 1,2 và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Đề nghị Hiệu trưởng các trường THPT, các trường trực
thuộc Sở, Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện
chính thức từ ngày 01/7/2015.
Trong
quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, các cơ
sở giáo dục phản ánh về Sở GD&ĐT (qua phòng Giáo dục Trung học, phòng Giáo
dục Tiểu học và phòng Giáo dục Mầm non) để hướng dẫn thực hiện.
Nơi nhận:
-
Như kính gửi;
-
Ban Giám đốc (để t/h);
-
Lưu VT; GDTrH; GDTH; GDMN; GDCYTNN.
|
GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Nguyễn Hữu Độ
|