ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:9760 /SGD&ĐT-GDMN
V/v Hướng dẫn báo cáo tình hình
GDMN năm học 2015 – 2016
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2015
|
Kính gửi: - Phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã.
- Các trường Mầm non trực thuộc Sở
Căn cứ công văn số 5113/BGDĐT-GDMN ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn báo cáo tình hình GDMN năm học 2015-2016;
Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đạo tạo Hà Nội hướng dẫn các phòng GD&ĐT, các trường Mầm non trực thuộc báo cáo, thống kê định kỳ (đầu năm, giữa năm, cuối năm) năm học 2015 - 2016 như sau:
1. Xây dựng báo cáo và thống kê số liệu theo Đề cương báo cáo và Biểu mẫu kèm theo công văn này (thời điểm báo cáo: đầu năm học tính đến tháng 10/2015; giữa năm tính đến tháng 12/2015; cuối năm học tính đến tháng 5/2016).
2. Thời điểm nộp báo cáo, thống kê:
2.1. Nộp biểu thống kê đầu năm học (biểu 1,2); biểu thống kê hoạt động ngoại khóa; thống kê ngoài công lập trước ngày 25/10/2015;
- Báo cáo tổng kết triển khai thực hiện Chương trình GDMN: trước ngày 25/10/2015;
2.2. Báo cáo Sơ kết học kỳ I trước ngày 20/12/2015 (phòng GDMN sẽ gửi đề cương sau).
2.3. Báo cáo tổng kết năm học và các biểu thống kê (phòng GDMN sẽ gửi biểu mẫu sau) trước ngày 15/5/2016.
3. Hình thức gửi báo cáo
Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường MN trực thuộc gửi báo cáo và biểu thống kê định kỳ trong năm học về phòng Giáo dục Mầm non- Sở GD&ĐT Hà Nội qua 2 hệ thống thông tin:
- Theo đường công văn (có đầy đủ chữ ký, dấu của PGD, BGH trường trực thuộc; số công văn theo đúng quy định thể thức văn bản) gửi về: Phòng Giáo dục Mầm non- Sở Giáo dục và Đào tạo- số 81 Thợ Nhuộm- quận Hoàn Kiếm- Hà Nội;
- Theo đường thư điện tử: gửi về hộp thư: gdmamnon@hanoiedu.vn
4. Một số lưu ý
- Số liệu thống kê tính cả số liệu của các nhóm lớp tư thục trên địa bàn và phải lấy số liệu thống nhất với số liệu của phòng GD&ĐT báo cáo về phòng Kế hoạch-Tài chính của Sở.
- Nếu đơn vị nào gửi báo cáo về Phòng Giáo dục Mầm non sau ngày qui định của mỗi kỳ báo cáo trên thì Sở GD&ĐT sẽ không chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu và báo cáo của đơn vị đó.
- Báo cáo viết ngắn gọn, đủ thông tin, đánh giá kết quả nổi bật đã đạt được của đơn vị (không nhắc lại những kết quả đã đạt của năm học trước); chỉ nêu số liệu có tính chất phân tích và so sánh.
- Trình bày báo cáo đúng thể thức văn bản, sử dụng phần mềm UniKey font chữ Times New Roman.
- Phần thống kê số liệu thực hiện theo chương trình Excel. Đề nghị làm đúng hướng dẫn ở Biểu mẫu.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, phòng GDMN.
|
TL. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON
( Đã Ký)
Hoàng Thanh Hương
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TỪ NĂM HỌC 2009-2010 ĐẾN NĂM HỌC 2014-2015
(Kèm theo công văn số: /SGDĐT-GDMN ngày /10/2015 của Sở GD&ĐT)
Để đánh giá việc thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo, trường MN trực thuộc Sở báo cáo đánh giá quá trình triển khai và kết quả đạt được như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
1. Công tác chỉ đạo thực hiện CT GDMN của địa phương:
2. Kết quả sau 6 năm thực hiện chương trình GDMN
2.1. Số lượng trường, nhóm lớp thực hiện Chương trình GDMN, số trẻ học Chương trình GDMN hằng năm (tăng/giảm).
2.2. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, kỹ năng nghề nghiệp của CBQL và giáo viên:
- Đối với trẻ;
- Đối với giáo viên và CBQL.
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi; xây dựng môi trường cho trẻ vui chơi và học tập
2.4. Công tác kiểm tra, hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL, GVMN
2.5. Tuyên truyền và thu hút sự tham gia của các ban ngành và phụ huynh
3. Một số khó khăn, hạn chế
3.1. Về đội ngũ giáo viên
3.2. Về điều kiện thực hiện chương trình
3.3. Khó khăn, hạn chế khác
4. Công tác tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN tại địa phương.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Hỗ trợ chuyên môn
2. Đề xuất về nội dung Chương trình
3. Tài liệu, điều kiện hỗ trợ thực hiện Chương trình
4. Quản lý thực hiện Chương trình
5. Thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Nhiệm vụ và giải pháp)