TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường
THPT Đinh Tiên Hoàng tặng quà cho Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch Christine Antorini
Giới thiệu về trường
THPT Đinh Tiên Hoàng, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục nhà
trường khẳng định ngôi trường được thành lập nhằm giúp đỡ những học sinh có
hoàn cảnh khó khăn. Mô hình giáo dục đặc biệt này dựa trên tư tưởng giáo dục của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục
mà nên” và “Ai cũng được học hành”.
Trường THPT Đinh
Tiên Hoàng là là mô hình giáo dục mang ý nghĩa nhân văn giúp học sinh THPT gặp khó
khăn của Hà Nội bởi để tạo
điều kiện cho học sinh được đi học, ngôi trường này sẵn sàng tiếp nhận những học
sinh mà các trường khác từ chối do học lực kém hoặc có vấn đề về đạo đức. Chất
lượng học sinh đầu vào thấp nhưng trường THPT Đinh Tiên Hoàng vẫn phải đảm bảo
chất lượng đào tạo theo đúng tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, đồng thời hỗ trợ CMHS
dạy con nên người.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội
chụp hình kỷ niệm với Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch
Bà Christine
Antorini đánh giá cao mô hình giáo dục học
sinh mà trường đang thực hiện, đồng thời chia sẻ, bà muốn thăm trường THPT Đinh
Tiên Hoàng vì được biết trường có quan điểm giáo dục rất đặc biệt so với các trường khác của Việt Nam.
Trường đã thành công với mô hình giáo dục chú ý đến các đối tượng không được
may mắn trong xã hội hoặc những học sinh có cá tính đặc biệt. Do đó, Đan Mạch rất
quan tâm và muốn tìm hiểu mô hình này. Khi tới thăm trường, một trong những điều bà học được là
nhà trường đã tạo ra động lực cho học sinh. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã xây
dựng chương trình cho từng em, đồng thời có sự kết hợp với xã hội, do đó những
điều được học trong trường sẽ thiết thực cho học sinh sau khi các em tốt nghiệp.
Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch cùng học
sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Bà Christine
Antorini cho biết thêm: Ở Đan Mạch cũng có nhiều trẻ em không học tiếp
lên sau khi tốt nghiệp tiểu học hay THCS vì vậy nền tảng kiến thức thấp. Đan Mạch
đã kết hợp giáo dục kiến thức với dạy nghề giúp các em có động lực học tập,
nghiêm túc học để có nhiều cơ hội trong tương lai.
Bộ trưởng Giáo dục
Đan Mạch thăm Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 6/3. Theo kế hoạch, bà sẽ có các cuộc
hội đàm cấp cao và gặp gỡ, hội thảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác
mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước.