Theo đó, yêu cầu thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục;
Tăng cường công tác quản lý học sinh; tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không vói hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”;
Phát huy vai trò của học sinh trong ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Công an, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hổ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ, nhân viên của nhà trường đối với việc quản ỉý, giáo dục học sinh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phồng ngừa tình trạng học sinh đánh nhau. Xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm.
Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian qua, công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, cơ sở giáo dục, công tác này chưa được thực hiên tốt. Đặc biệt, tình trạng học sinh phổ thông đánh nhau có diễn biến phức tạp, trong đó, một số vụ học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, được quay hình đưa lên Internet, gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hường đến hoạt động giáo dục trong nhà trường.