Những con số ấn tượng
Báo cáo tại Lễ tổng kết, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Ngày
hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ III năm 2015 thu hút gần 20 nghìn lượt
cán bộ, giáo viên đến tham quan các gian triển lãm và tham gia các hoạt động của
Ngày hội. Trước đó, Ngày hội CNTT cấp trường, cấp cụm
trường, cấp Quận, huyện, thị xã đã được tổ chức với hơn 1.400 gian trưng bày,
hơn 6.000 sản phẩm trong đó có gần 3.500 bài giảng Elearning, gần 7.000 GV và nhân
viên đã tham dự cuộc thi kỹ năng CNTT. Ngày hội cấp cơ sở thu hút hơn 30.000 lượt
người đến tham quan học tập. Như vậy, ngày hội CNTT toàn ngành GD&ĐT
Thủ đô năm 2015 có tổng số hơn 50 nghìn lượt người tham gia.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu
Độ trao Giấy khen cho các đơn vị đoạt giải Nhất
Ngày hội cấp Thành phố năm nay có 57 gian trưng bày
của 30 phòng GD&ĐT, 16 cụm các trường THPT, TT GDKTTH, 3 cụm TTGDTX, các
trường TCCN và các trường chuyên biệt trực thuộc Sở. Tất cả các ngành học, cấp
học đã mang
đến cho người xem một bức tranh toàn cảnh thu nhỏ về tình hình ứng dụng CNTT
trong ngành GD&ĐT Hà Nội. Gian trưng bày của 16 đơn vị doanh nghiệp đã giới thiệu tới cán bộ,
giáo viên những sản phẩm CNTT tiên tiến trợ giúp cho công tác giảng dạy và quản
lý của các nhà trường.
Chủ tịch CĐGD Hà Nội Trần Thị Thu Hà trao
thưởng cho các đơn vị đoạt giải Nhất gian trưng bày trong Ngày hội
Trong khuôn khổ Ngày Hội
CNTT lần thứ III có hơn 1.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các nội
dung thi. Các khu vực thi chung khảo bài giảng Elearning và các sản phẩm giáo dục
ở các cấp học luôn thu hút sự quan tâm của khách đến tham dự Ngày hội.
Đổi mới
trong cách tổ chức
Đánh giá tổng kết Ngày hội CNTT lần thứ III, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn
Hữu Độ khẳng định: Ngày hội CNTT năm 2015 thành công cả về quy mô và chất lượng.
Các
đơn vị và cá nhân tham gia Ngày hội đã giới thiệu được nhiều giải pháp CNTT
tiêu biểu được ứng dụng thành công trong quản lý và giảng dạy, cùng với đó là nhiều
bài giảng điện tử, bài giảng Elearning tiêu biểu, những kho học liệu quý, phần
mềm giảng dạy, trang tin điện tử mà các nhà trường, thầy cô dồn nhiều tâm huyết
để tạo nên. Nội dung hoạt động của ngày hội phong phú, đa dạng với
hàng loạt hội nghị, hội thảo chuyên đề về ứng dụng CNTT và những cuộc thi kỹ
năng CNTT, sản phẩm CNTT... Ngày hội đã thu hút sự tham gia tích cực và trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và Lãnh đạo
VNPT ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2015 – 2018
Ngày hội CNTT lần thứ III tập trung vào chất lượng và được thể hiện rõ nét
trong kết quả cuộc thi thi Kỹ năng công nghệ thông tin. Cuộc
thi có hơn 500 thí sinh tiêu biểu, được lựa chọn kỹ lưỡng từ các hội thi cấp cơ
sở tham gia thi và được chia thành 4 nhóm gồm giáo viên chuyên tin, giáo viên
không chuyên tin, giáo viên ngoại ngữ và nhân viên. Ngày hội cũng có hơn 500 cán
bộ, giáo viên, nhân viên tham gia thi các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: bài
giảng điện tử E learning, phần mềm ứng dụng, Kho học liệu, trang tin điện tử và
giải pháp CNTT. Dù những giáo viên, nhân viên dự thi cấp Thành phố đều là những
thí sinh xuất sắc được tuyển chọn kỹ từ các vòng thi cấp cơ sở, tuy nhiên,
không phải tất cả thầy cô đều đoạt giải. Ban tổ chức chỉ trao giải cho 60% thí
sinh có chất lượng cao nhất. Với phần thi kỹ năng CNTT chỉ có 58% giáo viên đoạt
giải. Cụ thể, Ngày hội CNTT ngành GD&ĐT Hà Nội lần thứ III có tổng số 485 cá nhân đạt giải trong
các phần thi, trong đó 50 giải Nhất, 99 giải Nhì, 151 giải Ba và 185 giải Khuyến
khích.
Cũng trong ngày hội
CNTT lần thứ III, ngành GD&ĐT Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn
2015 – 2018 với VNPT và công ty phần mềm Quảng Ích. Nội dung của các thỏa thuận
nhấn mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho cán bộ, giáo viên của
ngành GD&ĐT Hà Nội và nâng cấp cấp hệ thống phần mềm quản lý, dạy học.
PGĐ Sở GĐ&ĐT Hà Nội Phạm Thị Hồng
Nga trao Giấy khen cho các giáo viên đoạt giải Nhất thi kỹ năng CNTT
Phát biểu bế mạc Ngày hội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã nhấn
mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của CNTT trong việc phát triển giáo dục và đào tạo, đồng
thời đề nghị các cơ sở giáo dục tham mưu với chính quyền đầu tư nâng cấp hệ thống
CNTT theo hướng đủ, đồng bộ và chuẩn hóa; khai thác và sử dụng các phần mềm quản
lý một cách hiệu quả. Các nhà giáo bằng những việc làm thiết thực, tích cực ứng
dụng CNTT để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục Thủ đô, thực hiện thành công
sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo.