GD&TĐ - Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, công tác chuẩn bị triển khai các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK giáo khoa mới được Hà Nội chuẩn bị từng bước, chắc chắn để có phương án chuẩn bị tốt nhất.
Giải đáp băn khoăn về giáo viên
Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới được Sở GD&ĐT tổ chức hôm nay (20/1), có những ý kiến bày tỏ băn khoăn về vấn đề giảm tải, cơ sở vật chất, nhu cầu giáo viên, đặc biệt là giáo viên những môn học mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông – cho biết: Yêu cầu của chương trình mới cao vì đích hướng tới là học sinh phải có năng lực, phẩm chất; chúng ta sẽ đào tạo lứa học sinh không phải biết gì mà làm được gì. Đó cũng là cái khó nhất của chương trình mới.
Với khó khăn đó thì phải làm thế nào? GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, ngay sau khi ban hành chương trình mới sẽ tổ chức tập huấn giáo viên để thầy cô thật “thấm” về chương trình. Việc tập huấn sẽ theo lộ trình từng năm triển khai áp dụng chương trình mới như Nghị quyết 51 của Quốc hội. Các trường sư phạm cũng sẽ phối hợp cùng Ban soạn thảo xây dựng chương trình đào tạo mới để đào tạo giáo viên dạy tích hợp; đồng thời đào tạo giáo viên lấy chứng chỉ để có thể một mình dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình mới.
“Chúng ta có đủ thời gian vì từ nay đến năm chúng ta triển khai chương trình mới ở THCS còn từ 3-4 năm. Việc này cũng đã có tính toán” – GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
Ý kiến từ cơ sở, ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT Tây Hồ - cho biết không lo về năng lực đội ngũ nhưng lại băn khoăn về nhiệt huyết của các thầy cô. Khắc phục điều này, ngoài nâng cao nhận thức, rất cần có các chính sách, chế độ đãi ngộ với cả giáo viên tham gia các chương trình bồi dưỡng và giáo viên thực hiện chương trình mới.
Chuẩn bị đội ngũ, PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương - Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện, trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ của trường, có chính sách thu hút người giỏi về trường bồi dưỡng. Cùng với đó, xây dựng mạng lưới chuyên gia là cán bộ quản lý, giáo viên giỏi của các trường trên địa bàn; liên kết chặt chẽ với cơ sở giáo dục ĐH, Viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội trong xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
“Có thể đầu tư tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội một trung tâm điều khiển trực tuyến để trường có thể kết nối trực tiếp với 30 quận huyện thực hiện bồi dưỡng giáo viên trực tuyến. Cần đầy mạnh ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng, như xây dựng trung tâm tư liệu của trường thành thư viện điện tử để tất cả giáo viên có thể truy cập, xem các bài giảng mẫu” - PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương kiến nghị.
Nhấn mạnh khâu đánh giá trong bồi dưỡng giáo viên, PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương cũng đề nghị xem xét chức năng của trường bồi dưỡng trong cấp chứng nhận, chứng chỉ của giáo viên thành phố khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng.
Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng
chương trình, sách giáo khoa mới
Hà Nội nên có đề án riêng về cơ sở vật chất, thiết bị trường học
Về cơ sở vật chất, nhiều trường học tại Hà Nội, đặc biệt nội đô sĩ số vượt quá quy định. Việc khắc phục, theo GS Nguyễn Minh Thuyết là theo lộ trình, năm đầu tiên tập trung ở lớp 1, năm sau đến lớp 2…, không phải thực hiện ngay một lúc cho 12 lớp ở cả 3 cấp học.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hùng Anh – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (Bộ GD&ĐT) – cho rằng: Chương trình mới được thiết kế làm sao để có thể tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có. Việc rà soát và bố trí sử dụng lại cơ sở vật chất hiệu quả là rất quan trọng. Ví dụ, phần quang hình (môn Vật lý) sẽ không còn dạy ở THPT mà dạy ở THCS trong môn Khoa học tự nhiên, nên trang thiết bị quang hình ở THPT cần được rà soát, sắp xếp cho các trường THCS. Hay việc sắp xếp lại trang thiết bị cho phòng học bộ môn ở THCS để phục vụ yêu cầu dạy học môn học mới như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý…
Cùng với đó là việc rà soát, sắp xếp để đảm bảo sĩ số học sinh tiểu học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Khi đó, nhu cầu phòng học ở tiểu học sẽ tăng lên, đồng thời với việc cần bổ sung thêm hệ thống phòng học ngoại ngữ, máy tính…
Ông Phạm Hùng Anh cho rằng, Sở GD&ĐT Hà Nội nên có đề án riêng về cơ sở vật chất, thiết bị trường học trình HĐND, UBND, làm căn cứ cho các quận huyện, nhà trường tổ chức thực hiện theo lộ trình đổi mới chương trình, SGK. Bộ GD&ĐT sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội để xây dựng đề án này.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học sớm; đồng thời hanhf các hệ thống quy chuẩn các phòng chức năng và ban hành trong năm 2018 để các trường có kế hoạch bổ sung. gũ, PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương - Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện, trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ của trường, có chính sách thu hút người giỏi về trường bồi dưỡng. Cùng với đó, xây dựng mạng lưới chuyên gia là cán bộ quản lý, giáo viên giỏi của các trường trên địa bàn; liên kết chặt chẽ với cơ sở giáo dục ĐH, Viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội trong xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
“Có thể đầu tư tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội một trung tâm điều khiển trực tuyến để trường có thể kết nối trực tiếp với 30 quận huyện thực hiện bồi dưỡng giáo viên trực tuyến. Cần đầy mạnh ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng, như xây dựng trung tâm tư liệu của trường thành thư viện điện tử để tất cả giáo viên có thể truy cập, xem các bài giảng mẫu” - PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương kiến nghị.
Nhấn mạnh khâu đánh giá trong bồi dưỡng giáo viên, PGS.TS Nguyễn Thị Yến Phương cũng đề nghị xem xét chức năng của trường bồi dưỡng trong cấp chứng nhận, chứng chỉ của giáo viên thành phố khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng.
Đại biểu trao đổi ý kiến tại hội nghị
Chủ động chuẩn bị điều kiện cho chương trình mới
Ông Chử Xuân Dũng cho biết, sau Hội nghị này, Sở GD&ĐT sẽ xây dựng Kế hoạch chi tiết về việc tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông theo kết luận của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Thành phố.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban ngành liên quan, các trường Sư phạm tham mưu UBND Thành phố về việc tăng cường ngân sách, kinh phí, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục phổ thông; công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp; công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ; công tác tài chính phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông…
Cùng với đó, xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát lại đội ngũ, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình thực hiện chương trình, SGK mới; xây dựng kế hoạch phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo giáo viên trên địa bàn để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL; kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho giáo viên về chương trình, SGK mới;
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động kiểm tra, rà soát việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trong đó ưu tiên mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học…
Để chuẩn bị tốt các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới theo đúng lộ trình, Sở GD&ĐT đề xuất Bộ GD&ĐT sớm ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; yêu cầu, tiêu chuẩn về đội ngũ; cơ chế tài chính cho công tác mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ… để phục vụ đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Chỉ đạo các trường ĐH, CĐ sư phạm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, CBQL.
UBND Thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư cho giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; dành quỹ đất xây mới trường học đạt chuẩn và trên chuẩn…
Hiếu Nguyễn