TS
Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội – Ban Chủ nhiệm Đề án
cho biết: Đề án P100 – VACI 2013 được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật
của nhà nước nhằm phát huy quyền dân chủ của giáo viên, học sinh, phụ huynh và
cộng đồng dân cư tham gia vào giám sát việc sử dụng nguồn lực đóng góp của cha
mẹ học sinh và xã hội cho nhà trường, giảm những biểu hiện tiêu cực trong
trường học, giúp cho việc huy động nguồn lực của người dân đóng góp trong mỗi
nhà trường đạt hiệu quả cao nhất…
Đề án đã
có bản dự thảo “Quy chế tổ chức hoạt động HĐGS cộng đồng trường học" và được
tổ chức thực nghiệm thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2014 tại 6 trường
công lập của quận Hoàng Mai là: MN Giáp Bát, MN Bình Minh, TH Giáp Bát, THCS
Giáp Bát, THPT Trương Định và TT GDTX quận Hoàng Mai. Cơ cấu thành phần của 6
HĐGS cộng đồng trường học bao gồm: Giáo viên, CMHS và đại diện cộng đồng địa phương.
PGĐ
Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang phát biểu tại hội nghị
Tại Hội
nghị, các đại biểu đều cho rằng đây là một Đề án thiết thực với các nhà trường
hiện nay, tuy nhiên một số nội dung trong Đề án cần được sửa đổi và bổ sung để
mang lại hiệu quả cao hơn trong thực tiễn.
Đến
nay, Đề án đã kết thúc và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội đang kiến nghị với Mặt
trận Tổ quốc TP. Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội tạo điều kiện để Hội Tâm lý giáo
dục học Hà Nội tiếp tục triển khai Đề án thành đề tài khoa học với quy mô thử
nghiệm lớn hơn gồm nhiều mô hình trường học ở các quận huyện trong thành phố và
thời gian thử nghiệm ít nhất là 2 năm học để đánh giá hết được hiệu quả của Đề
án.
Phát
biểu tại Hội nghị, PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang nhận định: Đề án “Xây
dựng quy chế tổ chức và hoạt động của HĐGS cộng đồng ở trường học” không chỉ
phù hợp về pháp lý mà còn có ý nghĩa thực tiễn khoa học, giải quyết được nhiều
vấn đề thực tiễn tại các trường học hiện nay. Ban Chủ nhiệm đề án cần xem xét,
sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh để Đề án được tiếp tục triển khai hiệu quả hơn trong
thời gian tới.