Nhà trường đã tăng cường đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền về trò chơi dân gian. Một số hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả: lồng ghép trong các cuộc họp giao ban, các hoạt động giáo dục hàng ngày như thi đấu kéo co vào giờ ra chơi các ngày trong tuần; lồng ghép trò chơi “Nhảy bao bố” trong hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền (qua website, mạng xã hội zalo, facebook); thông qua bảng điện tử, pano, áp phích…
Học sinh thích thú đọc bảng hướng dẫn các chơi các trò chơi dân gian
Học sinh say sưa với những ô vuông tròn màu đỏ bắt mắt và những viên sỏi trắng.
Học sinh thích thú chơi trò chơi dân gian
Ngoài ra, Trường THCS Nghĩa Tân còn thiết kế góc “Bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi dân gian”, tạo nên một không gian văn hoá đặc trưng ngay tại sảnh chính của trường. Vào mỗi giờ ra chơi, học sinh có thể tham gia các trò chơi như: Cờ gánh, Oẳn tù tì, Ô ăn quan…. vừa giúp các em rèn luyện tư duy logic, khả năng tính toán vừa giúp các em có những lúc thư giãn sau những giờ học văn hoá.
Học sinh tham gia thi Kéo co theo lớp vào các giờ ra chơi các ngày trong tuần.
Học sinh tham gia chơi “Nhảy bao bố” trong chuyến đi học tập ngoài nhà trường dành cho học sinh khối 6 và khối 8 tại khu du lịch sinh thái Bản Mường Xanh (Hoà Bình).
Công tác tuyên truyền được nhà trường duy trì thường xuyên, liên tục. Nhờ đó, nhận thức của giáo viên, học sinh trong việc tham gia trò chơi dân gian trong nhà trường ngày càng được nâng cao.
Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trong thời gian tới, trường THCS Nghĩa Tân sẽ tiếp tục đưa các trò chơi dân gian đến với học sinh qua nhiều hình thức đa dạng khác nhau, giúp học sinh tránh các trò chơi không lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; đồng thời giúp các em thêm yêu và trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.