Theo đó, đối tượng áp dụng và chính sách hỗ trợ được quy định như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, người làm việc tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ thường xuyên tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; căn cứ vào vị trí việc làm cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng đơn vị.
a) Cấp Thành phố gồm các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy, Văn phòng Thành ủy; Các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy, các Đảng bộ Khối (đối với Đảng bộ có bộ phận và công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tiếp công dân).
- Các Sở, cơ quan tương đương Sở, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố, Ban Tiếp công dân Thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố.
b) Cấp huyện gồm các cơ quan, đơn vị sau đây:
- Các Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy;
- Ban Tiếp công dân các quận, huyện, thị xã.
2. Chính sách hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ đối với đối tượng chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề:
- Cấp Thành phố: 120.000 đồng/người/ngày làm việc.
- Cấp quận, huyện, thị xã: 100.000 đồng/người/ngày làm việc.
b) Mức hỗ trợ đối với đối tượng đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề:
- Cấp Thành phố: 100.000 đồng/người/ngày làm việc.
- Cấp quận, huyện, thị xã: 80.000 đồng/người/ngày làm việc.
(Đối với vị trí lãnh đạo bộ phận tiếp công dân là chức danh kiêm nhiệm ở các cơ quan, đơn vị (trừ Trưởng Ban Tiếp công dân cấp huyện) mức hỗ trợ không quá 50% tổng số ngày làm việc).
Chính sách trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2023.
Nội dung chi tiết xin xem trong tệp đính kèm./.