Khi đang là một chàng sinh viên khoa Văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) thì cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt, thầy Phạm Thành Hưng đã tự nguyện viết đơn gia nhập quân đội. Những ngày tháng thành cổ Quàng Trị ác liệt, những thế hệ thanh niên 18, đôi mươi “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Đa phần đội quân đó là những chàng trai tân binh của các trường Đại học nghe lời thúc giục tổ quốc từ biệt giảng đường bao ước mơ, luyến tiếc để lên đường. Chính tại cái “cối xay thịt người” này, chàng tân binh trẻ tuổi mơ mộng PHạm Thành Hưng mới hiểu hết về chiến tranh và sự khốc liệt của chiến trường. Tận mắt chứng kiến những trận mưa bom của kẻ thù vùi lấp cả đại đội, và cũng chính thầy đã trực tiếp vuốt mắt biết bao nhiêu bạn bè cùng đơn vị về với lòng đất mẹ với một niềm đau xót vô biên. Trong một đợt bom của kẻ thù dội xuống công sự của đại đội nơi thầy trú nấp, cả đơn vị gần như hi sinh, chỉ duy có thầy sống sót nhưng mảnh bom tiện cắt nhiều vết trên thân thể, nhiều mảnh nhỏ văng vào não. Sau khi được đưa qua sông Thạch Hãn, nhờ sự may mắn diệu kì, thầy được phẫu thuật kịp thời sau một ca phẫu thuật kéo dài gần mười tiếng. Sau phẫu thuật, người bác sĩ trưởng trạm cũng chỉ đưa ra một kết luận “Những mảnh bom trên cơ thể đã lấy ra được hết, tuy nhiên, những mảnh nhỏ kim loại sẽ không thể lấy ra được vì nó chạm vào các mạch máu trong não”. Chính vì những mảnh kim loại vĩnh viễn trong não, nên ngay khi bình phục, thầy PHạm Thành HƯng được xuất ngũ và chuyển ngay ra Bắc với tấm thẻ thương binh mất sức 75 %. Từ một thanh niên văn khoa khỏe mạnh, mẫn tuệ giờ đây trở về giảng đường thành thương binh nặng, gầy yếu đi không vững. Do đó, việc học trở lại gần như bị bỏ ngõ. 3 năm quân ngũ, 2 năm là thương binh ở các bệnh xá với hàng chục lần phẫu thuật, giờ đây trở lại giảng đường Hà Nội, người thương binh nặng ấy gần như thành con số 0 tròn trĩnh. Việc khắc phục những đau đớn do vết thương trái gió trở trời gây ra không phải việc dễ dàng, cộng với việc học tập theo kịp các bạn lại càng vất vả. Nhiều thầy cô và bạn học đồng trang lứa cũng ngán ngẩm thương cảm cho anh tân thương binh trẻ sẽ sống ra sao sau thời chiến.
Ấy thế vậy mà, nhờ sự kiên trì nỗ lực không biết mệt mỏi, người thanh niên thương binh ấy, dần bắt kịp với việc học. Nhắc lại những ngày tháng này, thầy vẫn kể với tôi với một niềm lạc quan trong ánh mắt “Cậu biết đấy, những lúc đau quá, tôi cứ vừa cắn khúc gỗ, vừa học bài. Có lúc đau quá cắn vào khúc gỗ mà máu chảy lênh láng khắp miệng”. Sau này tôi mới nghĩ, có lẽ chính cái chất lính và sự lạc quan đã giúp thầy vượt qua mọi gian khó để trở thành giảng viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp đại học. Mỗi lần tâm sự, thầy luôn dặn dò chúng tôi “Thầy thật may mắn, sống sót qua chiến tranh. Lứa thầy, nhiều bạn giỏi lắm nhưng không may nằm lại mãi mãi dòng sông Thạch Hãn”. Cứ mỗi lần như vậy, đôi mắt và giọng nói của thầy là trầm xuống, như một sự nuối tiếc đầy trách nhiệm và day dứt của một người trí thức- người lính chiến sống sót khi qua khỏi chiến tranh. Những thôi thúc từ những năm tháng chiến trận với những hồi tưởng về những người bạn đã mất, có lẽ khiến thầy có trách nhiệm hơn với đời với người. Thầy đã sống một cuộc đời như sống hộ nhiều bạn bè trang lứa đã không may mắn được trở lại thời bình. Với chúng tôi, là học sinh, sinh viên, học viên cao học, thầy luôn giảng dạy một cách nhiệt tình, tận tâm. Trong suốt thời gian tôi làm nghiên cứu sinh, thầy làm công tác giảng dạy, dù ngày mưa bão, gió to, trái gió trở trời, chẳng khi nào thấy thầy nghỉ hoặc đến muộn. Nhiều khi trở trời, tôi thấy thầy đến lớp với một khuôn mặt xanh xao, đôi mắt thâm quầng có lẽ vì mất ngủ, giọng thầy thều thào, thầy vừa run vừa nói “ Xin lỗi các bạn, cho thầy nghỉ chút, hôm nay thầy sức khỏe không tốt”. Chúng tôi vừa kinh ngạc vừa cảm phục nhân cách của một người thầy, một nhà khoa học đã sống trọn đời cho những điều tốt đẹp.
Có lẽ chính cái nghị lực phi thường ấy đã giúp thầy chiến thắng bệnh tật để sống một cuộc đời có ích.Tinh thần vượt khó với những phẩm chất của người lính đã được phát huy ở người lính thương binh cụ Hồ tàn mà không phế. Sau khi được giữ lại làm giảng viên ở trường trong niềm khâm phục của các bạn học cùng trang lứa. Thầy PHạm Thành Hưng đã tự lực ôn thi và đỗ kì thi nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc- (Nay là cộng hòa Séc). Những năng tháng xa gia đình, người thân để học tập nơi xứ người với thời tiết khắc nghiệt thật là một thử thách với thầy. Những mùa đông khi nhiệt độ âm, dây thần kinh rung lên, cơn đau tái phát, thầy phải đối chọi với nỗi đau kinh niêm hàng đêm không ngủ được. Nhưng với ý thức là một cần làm một điều gì đó có ý nghĩa cho khoa học nước nhà, chàng thương binh Phạm Thành Hưng quyết tâm hoàn thành chương trình học. Tuy nhiên, khi những biến cố ở các nước Đông Âu diễn ra nhanh chóng, Tiệp Khắc tan rã, đoàn học sinh sinh viên du học Việt Nam đau đớn nhìn toàn bộ thành quả Xã hội chủ nghĩa bị đổ xuống sông xuống biển và bản thân không thể tiếp tục theo học vì sự thay đổi chế độ ở Tiệp Khắc. Thầy PHạm Thành Hưng về nước trong niềm tiếc nuối vô hạn vì những công sức đã bỏ ra cho luận án chưa kịp hoàn thành. Tuy nhiên, với niềm ham học, toàn bộ hành lý của thầy trên hành trình về nước là những trang sách, tư liệu quý báu về khoa học xã hội nhân văn để phục vụ sự nghiệp nghiên cứu sau khi về nước. Nhờ những sách báo này, giới nghiên cứu văn học Việt Nam đã có một cơ hội khai mở nhãn quan khoa học với những biến chuyển to lớn nhân loại. Bằng nỗ lực và quyết tâm cao, thầy tự hoàn thành luận án trong nước với sự tánh thành cao của những nhà khoa học trong nước. Luận án sau đó được coi là công trình khoa học xuất sắc của trường và được in thành giáo trình dạy bậc đại học.
Việc thông thạo tiếng Tiệp sau thời gian học tập tại đây lại là cơ may để giúp thầy hiểu thêm về con người và văn hóa của Tiệp Khắc (nay là Séc). Trong những cuốn sách thầy mang về nước, thầy đã dịch và chuyển dịch sang tiếng Việt, giúp cho người Việt Nam hiểu thêm về đất nước, văn hóa, văn học của đất nước Séc xinh đẹp. Chính thầy đã có công lao rất lớn trong việc củng cố mối quan hệ giao lưu văn hóa hai nước Việt- Séc qua những công trình dịch thuật và nghiên cứu văn hóa cộng hòa Séc. Nhờ những đóng góp không biết mệt mỏi cho sự gần gũi hai dân tộc, thầy Phạm Thành Hưng đã nhận giải thưởng Hữu nghị của đại sự quán Séc cho sứ mệnh đưa hai quốc gia xích lại gần nhau hơn.
Với thầy, sống không chỉ cho mình, mà sống còn cho những người nằm xuống. Do đó, với thầy sống là một niềm hạnh phúc và phải đem niềm hạnh phúc đó cho mọi người. Mọi học viên khi được học thầy, cảm giác đầu tiên đó là nhân cách tỏa sáng của một nhân cách khoa học lớn. Vui vẻ và lạc quan đó là tất cả những gì học viên ấn tượng về người thầy của mình. Trong hoàn cảnh tưởng khó khăn nhất, chúng tôi luôn nhận lời khuyên của thầy, thầy luôn động viên chúng tôi với một niềm tin tưởng “Các bạn còn trẻ, hãy sống cho thật tử tế, đừng sợ thất bại”. Đó là những lời khuyên đã đi sâu vào trong mỗi học viên chúng tôi.
Sống hôm nay, nhưng thầy không bao giờ quên lãng quá khứ, Dường như với thầy, quá khứ luôn hiện hữu. Nhớ về đồng đội, nhớ về gương mặt của bạn bè trong đại đội đã ngã xuống luộn thường trực trong câu chuyện của thầy. Những ngày 27.7, ngày thương binh liệt sĩ, thầy luôn dành thời gian đi khắp các nghĩa trang nơi thầy đã chiến đấu thắp hương cho đồng đội. Từ nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 v.v… luôn hằn in dấu chân của thầy. Việc quy tập phần mộ của liệt sĩ đòi hỏi rất nhiều sự vất vả đối với người khỏe mạnh bình thường, nhưng dù mưa hay nắng khi có tin về bất cứ hài cốt liệt sĩ ở đâu thầy đều lẳng lặng khăn gói lên đường tìm danh tính cho liệt sĩ. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi “ Hãy sống cho xứng đáng với người đã khuất”. Đó là tâm niệm và là lối sống của thầy. Sống ngay thẳng hết mình với đồng đội, bạn bè, học trò. Chính thầy là người đã đề xuất xây tượng đài vinh danh liệt sĩ của trường Đại học Tổng hợp. Một công trình kỉ niệm hơn 100 0 liệt sĩ là sinh viên của nhà trường, hi sinh khi tuổi đời còn khá trẻ. Nén hương thầy thắp trong ngày khánh thành bia tưởng niệm và lời nguyện cầu của kẻ còn sót sau chiến tranh vẫn để lại cho chúng tôi nhiều suy nghĩ “Tôi sẽ sống thay phần các bạn, các bạn của tôi ơi”. Tiếng nấc trong buổi lễ là niềm thành kính là nỗi đau và cũng là trách nhiệm mà một con người ý thức về giá trị của hòa bình hôm nay.
Ngày 27.7 này, chúng tôi lại hẹn thầy vào nhà chơi. Vừa gọi điên cho thầy, thầy đã báo với chúng tôi, tháng 7 này thầy ở trong thành cổ một tháng tìm mộ hài cốt đồng đội. Tôi thương thầy nhưng vừa cảm phục thầy, một nhân cách, một cuộc đời tỏa rạng…!