Quản trị nhà trường trong bối cảnh Giáo dục vì Phát triển bền vững
THỰC TIỄN VÀ XU THẾ QUỐC TẾ TỪ CÁCH TIẾP CẬN QUYỀN TRẺ EM
Vừa qua, những vụ việc nóng hổi về bạo lực học đường, xâm hại trẻ em đã tiếp tục khơi mở một vấn đề thảo luận chưa bao giờ ngừng được quan tâm trong xã hội: Quyền trẻ em trong môi trường trường học. Liệu công tác quản trị trường học và quản lý lớp học sẽ cần đi theo những hướng nào để đảm bảo một môi trường tự do, an toàn, thân thiện với tất cả các em?
Trong bối cảnh đó, nhằm góp phần chủ động xây dựng trường học thân thiện, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh theo Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn,Trường THPT Olympia và ĐH Lund, Thụy Điển phối hợp tổ chức Hội thảo “Quản trị nhà trường trong bối cảnh Giáo dục vì Phát triển bền vững: Thực tiễn và xu thế quốc tế từ cách tiếp cận quyền trẻ em” (gọi tắt: Hội thảo Quyền trẻ em trong quản trị trường học và quản lý lớp học) vào ngày 09/4/2019 tại trường THPT Olympia.
Hội thảo có sự tham gia của phó Đại sứ quán Thụy Điển, đại diện UNESCO, đại diện Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cùng với hơn 60 khách mời đến từ các trường học trên địa bàn Thành phố.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Bùi Thị Minh Nga, Phó trưởng phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: “Hội thảo này sẽ là một hoạt động tốt cho các nhà trường, các nhà quản lý trao đổi học hỏi từ các chuyên gia từ Đại học Lund và UNESCO.Sở GD&ĐT Hà Nội ghi nhận sự đóng góp của trường Olympia trong việc mang đến các cơ hội trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong giáo dục.”
Trong hội thảo, các diễn giả đã tiếp cận và đặt Quyền trẻ em bên cạnh những thực hành văn hoá xã hội. Có những việc mà chúng ta làm vì thói quen, vì xã hội chung đều chấp nhận nhưng trên thực tế lại đang vi phạm Quyền trẻ em và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục nói chung. Làm thế nào để nhận diện được đâu là thực hành tốt, đâu là thực hành chưa thúc đẩy Quyền trẻ em và chất lượng giáo dục trong trường học là một trong những câu hỏi quan trọng đã được thảo luận trong buổi hội thảo và tập huấn.
Các diễn giả có mặt trong hội thảo là các chuyên gia uy tín đến từ Đại học Lund, Thụy Điển, nằm trong top 100 trường Đại học tốt nhất trên thế giới.
GS. Per Wickenberg, Tiến sĩ Xã hội học về Luật, Đại học Lund: GS. Per Wickenberg nghiên cứu về Chuẩn và quá trình hình thành các Chuẩn trong các tổ chức cũng nhưn hững ảnh hưởng của nó tới việc lãnh đạo hiệu quả. Trongđó, giáo dục là một trong những hình thức gây ảnh hưởng mà ông quan tâm. Trong nhiều năm, ông đã tiến hành nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực phát triển bền vững và giáo dục. Ông là một trong những người dẫn đầu trong chương trình đào tạo “Quyền trẻ em, Quản lý lớp học và trường học” 2003-2016 và hiện đang là Giám đốc Viện Quyền trẻ em, ĐH Lund, Thụy Điển.
PGS. MånsSvensson, Tiến sĩ Xã hội học về Luật, Đại học Lund: PGS. MånsSvensson nghiên cứu về Quản trị, Internet và Xã hội. Ông được bổ nhiệm là cố vấn của Hội đồng khoa học của Hội đồng Sức khoẻ và Phúc lợi Quốc gia Thụy Điển.
Qua hội thảo, Trường THPT Olympia mong muốn được chia sẻ và nhân rộng những kinh nghiệm và mô hình quản lý lớp học với hình thức học sinh được tham gia xây dựng kỷ luật và nội quy trường lớp như một minh chứng của Quyền Tham gia - một trụ cột quan trọng của Quyền trẻ em theo Công ước Quốc tế.