IPU – 132 có chủ đề
"Nghị viện và việc thực hiện chương trình phát triển bền vững sau năm
2015" với mong muốn tạo cơ hội cho nghị viện các nước cùng trao đổi về chiến
lược phát triển sau năm 2015 mà cả thế giới đang chú trọng. Tại diễn đàn ngoại
giao này, Việt Nam có 12 đại biểu Quốc hội tham gia và phát biểu tại 15 diễn
đàn của Đại hội về những vấn đề quan trọng liên quan đến dân chủ, nhân quyền và
phát triển bền vững.
Thiếu tướng Nguyễn Đức
Chung phát biểu tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị
giao ban báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an Thành phố Hà
Nội cho biết: Theo thống kê, đến nay đã có trên 166 đoàn đăng ký tham dự
IPU-132 với tổng số 1.450 đại biểu, trong đó có 43 trưởng đoàn là Chủ tịch, 39 Phó
Chủ tịch thượng viện, hạ viện các quốc gia. Đại biểu tham dự có nhiều hoạt động
đa dạng, CA Thành phố phải chuẩn bị để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ có thể
xảy ra. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, từ tháng 5/2014, CA Thành phố đã xây
dựng kế hoạch đảm bảo an ninh cho IPU, cụ thể đã xây dựng 11 kế hoạch đảm bảo
tuyệt đối an toàn cho các đại biểu tham dự, bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với
CA các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nam để đảm bảo an toàn cho các đại biểu
khi tham dự các hoạt động diễn ra tại các tỉnh nói trên.
Phát biểu tại Hội nghị,
Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phan Đăng Long nhấn mạnh:
Đăng cai tổ chức IPU – 132 tại Hà Nội là cơ hội để Thành phố Hà Nội giới thiệu,
quảng bá về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và là điểm đến du lịch tới bạn
bè quốc tế; IPU – 132 tổ chức tại Hà Nội sẽ giúp các đại biểu tham dự Hội nghị
có dịp thụ hưởng vẻ đẹp của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nói chung và
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, năng động, cởi mở, mến khách, ân tình và hòa
bình, góp phần thúc đẩy, thu hút đầu tư, thương mại, du lịch và giao lưu văn
hóa nói riêng.
Logo
Đại hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới IPU -132
Liên minh Nghị viện thế
giới (IPU) là tổ chức hợp tác liên nghị viện toàn cầu lớn nhất thế giới, có cơ
chế hợp tác lâu đời hơn 125 năm. Đây là diễn đàn đối ngoại quan trọng của nghị
sĩ toàn cầu nhằm trao đổi và đề xuất các giải pháp về hòa bình, an ninh, hợp
tác và phát triển nghị viện các nước; qua đó, tạo lập và giữ gìn các mối quan hệ
song phương, đa phương giữa các nước và ngày càng có vị trí, vai trò, những ảnh
hưởng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và quốc tế.
Việt Nam gia nhập IPU
vào tháng 4/1979 và đã tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của
IPU như chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp luật, nhân quyền… Hơn 35 năm
qua, với vị thế ngày càng cao trong IPU, kết hợp với các hoạt động thường nên tại
các diễn đàn đa phương, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện tinh thần chủ động của
một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.