Tại Hội thảo, ông Nguyễn Anh Quân – Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp đã giới thiệu tổng thể mô hình giáo dục nghề tại CHLB Đức với hình thức “Đào tạo kép” kết nối chặt chẽ, linh hoạt đạt hiệu quả cao giữa lý thuyết và thực hành. Theo đó, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng về nhân lực sẽ lập kế hoạch và lên chương trình tuyển sinh. Nếu doanh nghiệp đó có sẵn cơ sở dạy lý thuyết thì học viên vừa học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp không có cơ sở đào tạo lý thuyết sẽ kết hợp với một trường lý thuyết nghề.
Tham gia chương trình Du học nghề tại Đức, học sinh học từ 3 đến 3,5 năm, trong đó có trung bình 2100 tiết lý thuyết và 2500 tiết thực hành. Học viên sau khi ra trường sẽ được làm việc ngay tại doanh nghiệp đã theo học 2 năm và tiếp tục được ký hợp đồng lâu dài nếu làm việc tốt. Đặc biệt, doanh nghiệp Đức hỗ trợ học viên tiền học, mức hỗ trợ tùy từng doanh nghiệp, từng bang nhưng không thấp hơn mức quy định của liên bang.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Quân, tấm bằng tốt nghiệp đào tạo nghề tại nước Đức tương đương với bằng hệ Cao đẳng ở Việt Nam, có giá trị tại Mỹ và các nước châu Âu. Và để tham gia chương trình đào tạo, học viên phải đáp ứng các yêu cầu: Tốt nghiệp THPT trở lên, có chứng chỉ B2 tiếng Đức, sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt.
- Ông Roland Hanczuc ký hợp đồng với học viên tham gia khóa đào tạo nghề tại CHLB Đức
-
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề mà các em có thể theo học tại Đức, ông Roland Hanczuc – đại diện doanh nghiệp Đức đã tư vấn trực tiếp cho học sinh về các ngành nghề như điều dưỡng, nhà hàng – khách sạn, cơ khí – ô tô, xây dựng…. Tại hội thảo, ông Roland Hanczuc đã ký hợp đồng với những học viên đầu tiên tham gia khóa đào tạo nghề tại CHLB Đức niên khóa 2016 – 2019.